CÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO HƠN TRONG NĂM 2014
Tác giả :
Lưu Văn Khánh
Năm sinh :
18/04/1990
SĐT :
01675 289 547
1.
Khởi nguồn xuất phát đổi mới sáng tạo
Thực tiễn luôn đóng vai
trò vô cùng lớn đối với con người, khoa học và sự phát triển. Thực tiễn cũng
luôn kiểm nghiệm thực tế và đặt ra những vấn đề cơ bản để yêu cầu sự thay đổi.
Có những vấn đề, những thực tiễn mà nếu không có những tư duy sáng tạo, đổi mới
vượt bậc thì sẽ không đủ sức làm thay đổi thực tiễn. Cũng như quy luật tự nhiên
sự biến đổi giữa lượng và chất, con người và tư suy sáng tạo cũng theo quy luật
đó, khi tư duy đủ lớn sẽ làm biến đổi hoàn cảnh và xuất hiện cái mới, biến cái
cũ, cái lỗi thời là cơ sở, là động lực để ta làm việc, thay đổi, sáng tạo hướng
đến tương lai phát triển.
Cũng như hoàn cảnh, xã
hội Việt Nam
trước đổi mới năm 1986, vậy lý do gì, hoàn cảnh nảo dẫn đến sự thay đổi cần
thiết đó? Và liệu nếu không có thay đổi thì có sự phát triển hay không? Hay mãi
mãi là một nước nông nghiệp lạc hậu.
Trong lịch sử Việt Nam
nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung đã từng chứng kiến rất nhiều các cuộc
cải cách, và đó là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo, của quá trình vận
động và và thay đổi. Kết quả đó có được đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc cả về trí
tuệ và sức lực con người.
Vậy xét về hoàn cảnh, về
thực tiễn nền kinh tế doanh nghiệp cùng quá trình phát triển đất nước, điều gì
sẽ là lạc hậu, là quá khứ cần phải biến mất để thay thế cho cái mới?
Đối với mỗi tổ chức, mỗi
doanh nghiệp đều có những hoàn cảnh khác nhau, thực tiễn khác nhau? Vậy họ phải
làm thế nào để thay đổi. Nếu họ vẫn luôn ổn định thì họ vẫn phải tiếp tục sáng
tạo mới để duy trì và phát triển hơn nữa. Ngược lại những tổ chức doanh nghiệp
đang trong cơn khủng hoảng, đang làm ăn thua lỗ thì sao? Họ càng phải vận động
tư duy và tìm hướng giải quyết, tư duy sáng tạo hơn nữa để có thể vượt lên trên
hoàn cảnh, chiến thắng được sự khủng hoảng và đi tới thành công bằng chính tư
duy đổi mới, sáng tạo của họ.
Đổi mới, sáng tạo đối với
mỗi tổ chức, cơ quan, đối với mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực lại rất khác nhau và
đa dạng. Nhưng điều quan trọng nhất là gì? Đó chính là tìm ra thực tiễn hiện
hữa hay nói cách khác là phải biết mình đang ở đâu, mình đang làm cái gì? Mình
đang làm nó như thế nào? Mình làm từ thời điểm nào? Làm ở đâu? Tại sao làm như
vậy? và cuối cùng là đối chiếu lại, nhìn lại kiểm nghiệm rằng tất cả hệ thống
suy nghĩ đó, hệ thống việc làm đó, tổ chức đó, ngành nghề đó đang đi theo hướng
nào? Và đang giúp ích gì cho bản thân, tổ chức và xã hội. Cần phải nhìn thẳng
vảo thực tiễn, phải tìm ra cái xấu của chính mình rồi phê bình, tự phê bình chứ
không chỉ khoe ra cái tốt và che dấu cái xấu, rồi ngủ mơ, coi mình là đã tốt.
Điều quan trong là bất cứ một con người, tổ chức chúng ta không được bao giờ
quá tự hào về chính mình, quá thỏa mãn để rồi xuất hiện tâm lý chủ quan, thờ ơ.
Do đó tư duy sáng tạo là phải tư duy hơn nữa, sáng tạo hơn nữa và đổi mới hơn
nữa thì mới tìm ra nhiều cái mới, nhiều sự thành công!
2. Phương pháp đổi mới sáng tạo
Vậy làm thế nào để đổi
mới tư duy sáng tạo hơn trong năm 2014, chúng ta phải cần có phương pháp tư duy
khoa học, biện chứng.
Thứ nhất: Chúng ta xem
hiện tại chúng ta đang tư duy như thế nào? Theo phương pháp nào hay chỉ là đi
tới đâu biết tới đó? Xem xét, nghiên cứu và xác nhận thực tại, thực tế, cần nắm
rõ chúng ta đang đi trên con đường nào, đi theo biểu đồ nào, thăng hay lùi,
phát triển, nằm im hay tụt hậu để có thể lấy đó làm điểm xuất phát, là điểm
chết để thay đổi và phục hồi. Phải nhận biết rõ ràng thực tiễn chúng ta và lấy
chính thực tiễn làm cơ sở, làm động lực phấn đấu và cuối cũng cũng lấy chính
thực tiến để kiểm chứng kết quả, chứng mính sự thay đổi theo hướng nào? Thực
tiễn sẽ cho chúng ta thấy đâu là những tư duy sáng tạo tích cực, đổi mới hướng
đến cái tốt và đâu là cải cách. Tư duy đổi mới sáng tạo luôn phải làm cho thay
đổi thực tế theo hướng tích cực và phát triển vượt bậc, thay thế hoàn toàn cái
cũ, phát triển hơn sự phát triển của hiện tại.
Như vậy, ta có thể nhận
thấy nếu luôn có tư duy đổi mới sáng tạo thì chúng ta luôn có sự ổn định và
phát triển.
Phương pháp đổi mới hiệu
quả nhất chính là phương pháp luận nghiên cứu khoa học và phương pháp 5W- 1H.
Tất cả các vấn đề chúng ta cần đổi mới tư duy theo một quy trình và phương pháp
cụ thể, gắn tổ chức, vấn đề hay bất cứ một lĩnh vực, nghành nghề nào đó vào một
phương pháp luận và xoay quanh những câu hỏi 5W-1H. Cuối cùng chúng ta sẽ làm
sáng tỏ thực tiễn, thay đổi tư duy, biến cái cũ biến đi và xuất hiện cái mới
tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn và phát triển hơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét