Bài học quản lý

NHỮNG TRỞ NGẠI VỀ TÂM THỨC TRONG TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Tác giả                  : Lưu Văn Khánh
Năm sinh               : 18/04/1990
SĐT                     : 01675 289 547    
1. Khái niệm về Tâm thức:
Tâm thức có thể được hiểu bằng nhiều hướng khác nhau, tuy nhiên khái quát chung thì “Tâm thức”là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý thức (consciousness), thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng; tâm thức là dòng ý thức. Nó bao gồm tất cả các quá trình có ý thức của bộ não. Đôi khi, trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm hoạt động của tiềm thức con người.
2. Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề
- Định kiến: Chúng ta có thể thường thấy ở cuộc sống, ở một tổ chức, cơ quan…hay bất cứ trong một vấn đề nào đó cần đến sự thay đổi, nhận thức và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên tư tưởng định kiến lại kìm hãm sự đổi mới, hay nói cách dễ hiểu hơn là không chấp nhận cái mới, coi cái mới là không phù hợp. Điều quan trọng là định kiến không giúp cho con người ta nhìn nhận một cách thấu đáo về vấn đề, không soi xét vấn đề từ nhiều khía cạnh, chưa thấy được tính ưu việt của cái mới cũng như không kiên nhẫn chờ đợi cái mới bộc lộ những điểm tích cực, tiến bộ.
Ví dụ: Ở các vùng cao, bà con dân tộc thường xuyên phá rừng, đốt nương canh tác, và di cư từ nơi này qua nới khác, cuộc sống bất ổn định. Dù cơ quan chức năng, địa phương có tuyên truyền, động viên và hướng họ về canh tác, định canh định cư nhưng cũng không được chấp nhận hoàn toàn. Kết quả là hiện tượng, cuộc sống đo vẫn diễn ra, gây ra hệ lụy rất lớn cho xã hội, cho sự phát triển của địa phương và văn hóa xã hội.
-         Cùng với Định kiến luôn tồn tại song song đó là tư tưởng bảo thủ. Xã hội Việt nam hiện nay vẫn luôn tồn tại tư tưởng này và vẫn len lỏi vào cuộc sống ở rất nhiều tầng lớp và đối tượng khác nhau. Bảo thủ là không chịu thay đổi, dù có biết là mình đang sai, mình đang đi lệch hướng nhưng vẫn cho là mình đúng và phản đối các ý kiến khác.
Tư tưởng bảo thủ luôn chống đối lại cái mới, cái tư duy sáng tạo và chỉ duy trì cái cũ, cái lạc hậu và điều này luôn kìm hãm sự phát triển trong suy nghĩ, trong đổi mới của tất cả các lĩnh vực, khía cạnh của cuộc sống. Ở tầm vĩ mô nó kìm hãm sự phát triển của cả một xã hội, một Quốc gia.
-         Quy định về chức năng: Đây là một nguyên nhân lớn dẫn đến hạn chế về tư duy sáng tạo. Ta có thể nhận thấy, mỗi tố chức, con người hay dụng cụ nào đó cũng sẽ có một chức năng đặc thù, nhưng những chức năng đó không chỉ luôn là duy nhất. Một người có thể có nhiều chức năng, dụng cụ có rất nhiều chức năng, một ngành, một tổ chức cũng có nhiều chức năng, và phải làm sao làm tốt, làm đúng hết chức năng của mình thì điều đó mới là tốt. Quy định về chức năng khiến cho con người ta hay bất cứ một lĩnh vực, ngành nghề nào, tổ chức nào cũng chỉ biết về mình, chỉ biết làm một chức năng duy nhất mà không hài hòa tất cả những yêu cầu. Điều này dẫn đến việc lãng phí, kìm hãm sự năng động, chỉ biết đến mình mà không lo cho xã hội, không nghĩ tới những sự việc xung quanh. Do đó, những quy định về chức năng phần nào hạn chế tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
-         Không được trang bị kiến thức và phương pháp tư duy hệ thống: Đây là tâm lý, là thực trạng không có kiến thức, tri thức, công cụ và khả năng làm bất cứ việc gì. Khi ta không có kiến thức thì ta không thể nhìn nhân được vấn đề, không biết phát hiện lỗi tại đâu? Vì sao hiện tại tồi tệ và không biết tư duy để giải quyết vấn đề khó khăn. Người không có tư duy dẫn đến tình trạng làm việc theo linh tính, biết đến đâu làm đến đó, làm việc mang tính chất tình thế và bị động. Đây là một nguyên nhân vô cùng lớn, một tác nhân dẫn đến việc không thế đổi mới và sáng tạo được. Khi không được trang bị kiến thức và tư duy khiến con người ta bị lạc hướng và không biết đi theo hướng nào là đúng. Khi gặp vấn đề chỉ phản xạ thụ động và làm vấn đề càng thêm dối lên, cuối cùng hậu quả tất yếu là thất bại.
-         Tư tưởng tiểu nông và tâm lý bình ổn: Đó thể hiện ở tầm suy nghĩ hạn hẹp, chỉ biết cái trước mắt mà không nhìn xa trông rộng. Những tư tưởng tầm thường, hạn hẹp, nhỏ nhoi, hay tư tưởng ỉ lại vào người thân, ỉ lại vào một thế lực nào đó của một số tầng lớp xã hội làm cho đời sống văn hóa thêm âm u, kinh tế nghèo nàn và kém phát triển. Bên cạnh đó là tâm lý bình ổn, không muốn sự thay đổi và sợ sự thay đổi, lẩn tránh cái khó khăn để nằm yên trong bóng tối. Điều này khiến con người ta ngủ mê, chấp nhận cái cũ và không bao giờ suy nghĩ, mở rộng tư duy, đổi mới sáng tạo để tìm ra cái mới, hướng đến sự phát triển. Khi con người ta ngủ mê trong thực tại, chấp nhận hiện tại u ám thì sẽ tự nhiên hình thành thói quen lẩn tránh cái mới, hay khả năng phản xạ, thích ứng kém. Từ đó dẫn đến khả năng giải quyết vấn đề kém, nặng nề hơn và tư thế bỏ mặc, đầu hàng những khó khăn, không thể đương đầu, chỉ có thể thất bại và chấp nhận thất bại đó. Như vậy ta có thể nhận thấy sự hệ trọng của từng vấn đề, từng khía cạnh ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Vậy chúng ta phải làm gì để gỡ bỏ những cản trở đó? Đó mới là điều mà cả xã hội đang tìm kiếm và mong đợi.
2. Những giải pháp khắc phục và gỡ bỏ cản trở.
Như trên ta đã đi phân tích những nguyên nhân cơ bản cản trở đổi mới sáng tạo và giải quyết vấn đề. Vậy để giải quyết và gỡ bỏ những dào cản đó trước mắt ta cần thấy được hậu quả của những tồn tại đó, những tư tưởng, tồn tại đó hiện nay đang hiện hữu ở những lĩnh vực nào, ngành nghề nào và tầng lớp nào? Tức là ta đi tìm ra tầng lớp nào đang mắc phải những sai lầm đó, những vướng mắc đó. Khi chúng ta tìm ra vấn đề và chủ thể của vấn đề đó thì ta mới sàng lọc ra đối tượng cụ thể và đi tới áp dụng các giải pháp tư vấn, giáo dục, bổ xung hệ thống kiến thức và phương pháp tư duy cho họ.
Ta có thể nhận thấy có rất nhiều các đối tượng, các tầng lớp mắc phải những lỗi khác nhau, những cản trở khác nhau, do đó đối với mỗi đối tượng cụ thể, mỗi vấn đề ta phải dùng các biện pháp giáo dục, giảng dạy hay tuyên truyền khác nhau. Nói chung là ta đi tìm con đường cho họ khi mà họ đang đi trên một con đướng không ánh sáng, ta bật đèn và chỉ cho họ phải đi con đường nào và đi như thế nào? Nếu chúng ta không đi vào giải quyết vấn đề thì tất nhiên con đường đó sẽ tắc nghẽn giao thông vậy.


Phương pháp gỡ bỏ dào cản tư duy sáng tạo đòi hỏi sự kết hợp hài hòa linh hoạt về tiếp xúc tâm lý, tiếp cận vấn đề, làm rõ cơ sở thực tiễn rồi mới đi đến giải pháp ở nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi nguyên nhân đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục cụ thể và phù hợp. Như vậy, để có thể làm được luôn cần sự phối hợp, đoàn kết của các nghành chức năng, của các tầng lớp bởi đây là một vấn đề rất lớn,  vấn đề của cả một xã hội., chúng ta cần kêu gọi và tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau để thức tỉnh khả năng đổi mới tư duy sáng tạo trong mỗi người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét